Tài trợ bởi vatgia.com

7 vấn đề cần xem xét trong Dự thảo Luật Giá (UBTCNS)
( 18/09/2012 )

Danh mục ít nhất 7/13 không cần thiết phải bình ổn giá, như: Xi măng, thép, muối (cần nhưng không cấp bách, dễ dàng đáp ứng), sữa, đường (đái đường), thức ăn chăn nuôi, cước ghế cứng tàu hoả.

Toạ đàm Dự thảo Luật Giá – Hà Nội 10-02-2012:

Uỷ ban Tài chính Ngân sách, Bộ Tài chính, VCCI

 

7 vấn đề cần xem xét trong Dự thảo Luật Giá

 

1.      Đánh giá chung:

-         Về cơ bản là hợp lý, đạt yêu cầu, hoàn thiện thêm là có thể cấp vé vào cửa hội trường Quốc hội.

-         3 nội dung quan trọng nhất của Luật:

+       Định giá của nhà nước;

+       Bình ổn giá;

+       Niêm yết giá. Nội dung này quan trọng nhất đối với cả 2 phía mua và bán, nhưng còn chưa rõ [ Cần tập trung quy định rõ hơn để bảo đảm sự thiết thực, minh bạch, văn minh, kiểm soát thị trường.

2.      Điều 3 “Áp dụng luật”:

-         Dự thảo loại trừ đối với tỷ giá hối đoái và lãi suất tiết kiệm

-         Như thế là chưa chính xác, cần mở rộng với nhiều loại lãi suất tiền gửi, lãi suất tín dụng và phí khác trong hoạt động ngân hàng [ Đổi thành hoạt động ngân hàng và dịch vụ ngân hàng, trong đó hoạt động ngân hàng gồm 3 nội dung theo Luật Các TCTD là huy động vốn, cấp tín dụng và thanh toán qua tài khoản.

3.      Điều 4 “Giải thích từ ngữ”:

-         Hàng hoá, không chỉ có động sản hình thành trong tương lai mà cần quy định cả bất động sản hình thành trong tương lai [ Điển hình là mua bán nhà ở sau khi xây xong móng.

-         Xem lại một số nội dung tránh trùng lặp với Luật khác:

+       Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (Điều 4.3), trùng Luật Bảo vệ người tiêu dùng

+       Điều 13, Quyền của người tiêu dùng: Yêu cầu bồi thường hại khi hàng hoá không đúng tiêu chuẩn, chất lượng... [ Trùng với Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật Chất lượng hàng hoá.

4.      Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá 4.1. Mua, bán hàng hoá, dịch vụ ... không đúng với mức giá cụ thể, khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định

[ Không thể cấm mua đắt (trừ tham nhũng) [ Gửi xe, nộp phí chung cư, tiền điện nhà trọ,... cao hơn giá nhà nước. Việc gửi xe đắt ở trung tâm Hà Nội là tất yếu, vì bài toán cung cầu. Nếu yêu cầu đúng giá thì sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh giành chỗ gửi xe của người tiêu dùng.

[ Vì vậy, chỉ cần cấm kẻ bán, không cần cấm người mua.

5.      Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá:

[ Không thể cấm bị lừa, cấm trở thành nạn nhân.

[ Vì vậy, cần cấm người bán thay vì cấm người mua dịch vụ.

 

6.      Điều 11, Quyền của tổ chức, cá nhân SX, KD:

-         Điều chỉnh giá phù hợp với sự biến động của yếu tố hình thành giá [ Trái với khái niệm về Giá thị trường tại Điều khoản 4.4.

-         Yếu tố quan trọng nhất hình thành giá cả thị trường là cung cầu trên cơ sở cạnh tranh, chứ không phải là giá thành.

[ Bán lỗ vốn hay bán 1 vốn 4 lời thì cũng hoàn toàn bình thường với cung cầu, nhưng trái với "yếu tố hình thành giá".

7.      Điều 15, Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá:

-         Không thống nhất giữa định nghĩa và danh mục. Nếu thiết yếu cho đời sống, thì không thể thiếu quần áo?

-         Danh mục ít nhất 7/13 không cần thiết phải bình ổn giá, như: Xi măng, thép, muối (cần nhưng không cấp bách, dễ dàng đáp ứng), sữa, đường (đái đường), thức ăn chăn nuôi, cước ghế cứng tàu hoả.

-         Đề nghị hàng hoá nào thực hiện dự trữ quốc gia thì mới đưa vào diện bình ổn [ Bảo đảm cơ sở kinh tế và cơ sở thực tế để và điều tiết.

8.      Điều 19 “Hàng hoá, dịch vụ Nhà nước định giá”:

-         Không thống nhất giữa định nghĩa với danh mục [ Thuốc lá điếu chẳng liên quan gì đến 4 trường hợp Nhà nước định giá: Không phải độc quyền, không phải thống lĩnh, không phải tài nguyên quan trọng, không phải công ích,...

-         Thậm chí, dịch vụ khám chữa bệnh đã và cần mở rộng xã hội hoá, tư nhân hoá cũng không cần Nhà nước định giá [ Không thể định giá bệnh viện quốc tế 5 sao ở Nghĩa Đô, Hà Hội.

--------------------------------

Luật sư Trương Thanh Đức

Công ty Luật BASICO

090.345.9070

truongthanhduc@yahoo.com